VU LAN NHỚ BÀ NGOẠI!
Ghi ân Bà ngoại tôi (cụ ngoại của Bill và Anna) người tôi luôn thầm kính yêu và luôn trong trái tim tôi!
Thời gian qua đi nhanh quá, mới ngày nào mà Bà đã rời xa chúng tôi 5 năm rồi, linh hồn Bà đang phiêu du nơi xa, nhưng tôi vẫn tin Bà luôn bên cạnh, bảo vệ và che chở cho chúng các con, cháu, chắt trên đường đời.
Ngày bà còn sống tôi tự hào về bà lắm, những năm 90 tuổi mà Bà vẫn minh mẫn, vẫn làm thơ (tiếc là không xin Bà bài thơ nào để cất giữ), bà vẫn có thể uống vài ly rượu cùng các cháu, vẫn hít vài hơi thuốc lá khi vui với cháu trai, cháu dể, vẫn đọc sách – báo bình thường mà không cần kính nhé. Yêu lắm những lúc Bà vui vẻ nói chuyện, cười đùa với các con, các cháu.
“Một đời vì con, vì cháu” Dù bây giờ Bà giờ ở một nơi xa, nhưng mỗi khi về, bước chân vào ngõ tôi vẫn cảm nhận được Bà ở trong nhà và đang mỉm cười khi thấy chúng tôi ùa về. Bóng dáng của bà với mái tóc bạc, nụ cười rạng rỡ, bước chân tập tễnh, lưng khom khom và dấu vết thời gian với nhiều vất vả còn vương trên khuôn mặt.
Thương Bà!
Cả đời sống vì con, vì cháu … Chiến tranh đã cướp đi 2 người đàn ông của Bà đó là Ông ngoại và Bác (người con trai duy nhất của Bà). Bà vượt qua nỗi đau mất mát và vất vả một mình nuôi hai chị em mẹ tôi. Có một điều chắc chắn Bà đã hạnh phúc với những thành đạt của Bác và mẹ tôi. Bà cũng thương mẹ tôi vất vả nên bốn anh em tôi lớn lên trong vòng tay của Bà, Bà chăm từ lúc bé đến lớn, đứa nào cũng được Bà chăm lo từng tí một, Bà lo hết việc nhà để Ba mẹ tôi yên tâm công tác. Với tôi, tôi luôn được Bà chiều chuộng, nào là rửa bát cho, rồi gập quần áo cho và ngay cả xoa lưng trước khi đi ngủ. Hồi bé, cái tật ngủ xấu xoay lung tung và gác chân của tôi, ối lần khiến Bà đau nhói ý chứ. Bà luôn bênh vực và ngăn, đỡ những trận đòn của Ba mẹ vì nhiều tội trẻ con của tôi … Lớn lên, chúng tôi đi học, đi làm xa nhà, chỉ có cuối tuần mới về, lại được Bà chăm, Bà vẫn dành những việc nhà để làm khiến tôi thường bị mẹ mắng vì tội “lười biếng”, tôi lại lý do “Bà bảo, để Bà làm cho mà, con có lười đâu”… nhưng thực tế là ỷ lại vì được Bà chiều.
Thương Bà!
Cả đời tần tảo, vất vả nên cũng tiết kiệm lắm, bao nhiêu quần áo mới không mặc, cứ để dành và mặc những chiếc áo đã sờn vai thêm vài miếng vá, hồi đó cứ cuối tuần về là tôi lại ôm Bà và bảo “con sẽ xé rách cái áo này, cũ quá rồi”, bao giờ cũng nhận được câu trả lời “kệ bà, nó cũ nhưng mặc nó mát”, tuần khác về cái áo bị tôi xé lại được vá cẩn thận. Thương nữa là chuyện để phần; cứ có cái gì ngon là phần, là để dành đến cuối tuần chờ các cháu về chia cho, có khi lúc cháu về thì đã bị hỏng mất rồi. Mình cũng nhiều lần bị Bà mắng vì tội “bướng”, nhưng Bà cứ mắng vậy thôi chứ cũng nhớ, cũng mong và lo cho mình lắm ý.
Thương Bà!
Với bao lần vào viện tưởng chừng không qua khỏi vì căn bệnh Gan đã từng được mổ thời chiến tranh, nhưng vẫn hay tái phát. Ngày ấy chúng tôi còn nhỏ, nên cũng chỉ nhớ những ngày Bà nằm viện, Ba mẹ đi chăm sóc Bà để mấy anh em tự chăm nhau ở nhà. Rồi những đêm đang ngủ cạnh Bà, thấy bà rét run người, tôi giật mình gọi toáng mẹ, mẹ tôi lại đi hái lá cúc tần + cám gạo rang lên đánh gió và để Bà cầm cho ấm người, nhưng chẳng ăn thua gì cả, vẫn thấy Bà rét run. Thương thêm những ngày trời đổi gió, chân Bà lại đau, dáng đi tập tễnh của Bà vẫn cứ đi đi lại lại từ nhà trên xuống nhà bếp để làm việc nhà. Bà là người chịu khó nên không bao giờ ngồi yên, cứ dành làm hết việc cho con, cho cháu hoặc dọn dẹp cất cái này, di chuyển cái khác cho gọn nhà …
Thương Bà!
Những năm mẹ mình ốm nặng, mẹ đi viện mình Bà ở nhà tự ăn uống ở cái tuổi 90. Cả nhà cũng sốt ruột nên có những ngày Bác về với bà vài ngày để Bà vui, nhưng tôi hiểu Bà không buồn mà luôn lo lắng cho bệnh tật của mẹ tôi. Những ngày mẹ nằm viện, tất cả tập trung vào mẹ nên cũng ít có thời gian chăm sóc Bà, thay vào đó Bà lại là người chăm sóc mẹ tôi khi ở viện về. Thương Bà ở tuổi 90 lại cơm nước, giặt quần áo cho con gái như những năm đầu đời của một đứa con vì mẹ tôi bị liệt. Cũng thật may mắn mấy năm mẹ tôi ốm nặng, sức khỏe của Bà lại tốt hơn, Bà chỉ ốm vặt chứ không nặng như trước nữa. Phải chăng vì tình thương con, đã tiếp sức để Bà khỏe hơn?
Rồi một ngày mùa đông lạnh giá!
Hơn 1h sáng có điện thoại, mình sợ điện thoại gọi trong đêm khuya lắm vì luôn linh tính có điều gì không lành. Đầu dây bên kia giọng nghẹn ngào “Con ơi, Bà mất rồi”. Tôi đứng tim và lặng người, cứ thế nước mắt tuôn không ngừng, tôi chỉ muốn lao về thật nhanh, nhưng lúc đó Bill mới được mấy tháng nên đành phải chờ trời sáng mới về. Sáng ra, sắp xếp đồ đạc để về với Bà mà lòng tôi buồn rũ, bước vào sân, nhìn vào nhà, Bà vẫn nằm đó trên chiếc giường hai bà cháu vẫn ôm nhau ngủ mỗi lần tôi về. Bà vẫn nằm trong chiếc màn ấy mà sao tôi không được lao vào ôm, không được nghe “uh, cháu về đấy à? ăn cơm chưa? Hay có ăn cơm không?”. Tôi không được ôm Bà, không được nghe tiếng Bà, không được khóc mà chỉ ngồi lặng bên cạnh nhìn Bà chìm vào giấc ngủ thiên thu rất an lành.
Nhớ bóng dáng Bà, nhớ giọng nói và nụ cười của Bà, 5 năm trôi qua, nhưng lúc nào tôi cũng nhớ đến Bà, hình ảnh Bà luôn bên cạnh. Bà luôn trong trái tim của chúng tôi dù ngày tháng qua đi hôm nay và mãi mãi sau này.
Bà kính yêu ơi! Chúng con luôn nhớ đến Bà, chúng con sẽ sống thật tốt, hòa thuận, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để gia đình mình luôn tràn ngập tiếng cười và hạnh phúc!
Thời gian qua đi nhanh quá, mới ngày nào mà Bà đã rời xa chúng tôi 5 năm rồi, linh hồn Bà đang phiêu du nơi xa, nhưng tôi vẫn tin Bà luôn bên cạnh, bảo vệ và che chở cho chúng các con, cháu, chắt trên đường đời.
Ngày bà còn sống tôi tự hào về bà lắm, những năm 90 tuổi mà Bà vẫn minh mẫn, vẫn làm thơ (tiếc là không xin Bà bài thơ nào để cất giữ), bà vẫn có thể uống vài ly rượu cùng các cháu, vẫn hít vài hơi thuốc lá khi vui với cháu trai, cháu dể, vẫn đọc sách – báo bình thường mà không cần kính nhé. Yêu lắm những lúc Bà vui vẻ nói chuyện, cười đùa với các con, các cháu.
“Một đời vì con, vì cháu” Dù bây giờ Bà giờ ở một nơi xa, nhưng mỗi khi về, bước chân vào ngõ tôi vẫn cảm nhận được Bà ở trong nhà và đang mỉm cười khi thấy chúng tôi ùa về. Bóng dáng của bà với mái tóc bạc, nụ cười rạng rỡ, bước chân tập tễnh, lưng khom khom và dấu vết thời gian với nhiều vất vả còn vương trên khuôn mặt.
Thương Bà!
Cả đời sống vì con, vì cháu … Chiến tranh đã cướp đi 2 người đàn ông của Bà đó là Ông ngoại và Bác (người con trai duy nhất của Bà). Bà vượt qua nỗi đau mất mát và vất vả một mình nuôi hai chị em mẹ tôi. Có một điều chắc chắn Bà đã hạnh phúc với những thành đạt của Bác và mẹ tôi. Bà cũng thương mẹ tôi vất vả nên bốn anh em tôi lớn lên trong vòng tay của Bà, Bà chăm từ lúc bé đến lớn, đứa nào cũng được Bà chăm lo từng tí một, Bà lo hết việc nhà để Ba mẹ tôi yên tâm công tác. Với tôi, tôi luôn được Bà chiều chuộng, nào là rửa bát cho, rồi gập quần áo cho và ngay cả xoa lưng trước khi đi ngủ. Hồi bé, cái tật ngủ xấu xoay lung tung và gác chân của tôi, ối lần khiến Bà đau nhói ý chứ. Bà luôn bênh vực và ngăn, đỡ những trận đòn của Ba mẹ vì nhiều tội trẻ con của tôi … Lớn lên, chúng tôi đi học, đi làm xa nhà, chỉ có cuối tuần mới về, lại được Bà chăm, Bà vẫn dành những việc nhà để làm khiến tôi thường bị mẹ mắng vì tội “lười biếng”, tôi lại lý do “Bà bảo, để Bà làm cho mà, con có lười đâu”… nhưng thực tế là ỷ lại vì được Bà chiều.
Thương Bà!
Cả đời tần tảo, vất vả nên cũng tiết kiệm lắm, bao nhiêu quần áo mới không mặc, cứ để dành và mặc những chiếc áo đã sờn vai thêm vài miếng vá, hồi đó cứ cuối tuần về là tôi lại ôm Bà và bảo “con sẽ xé rách cái áo này, cũ quá rồi”, bao giờ cũng nhận được câu trả lời “kệ bà, nó cũ nhưng mặc nó mát”, tuần khác về cái áo bị tôi xé lại được vá cẩn thận. Thương nữa là chuyện để phần; cứ có cái gì ngon là phần, là để dành đến cuối tuần chờ các cháu về chia cho, có khi lúc cháu về thì đã bị hỏng mất rồi. Mình cũng nhiều lần bị Bà mắng vì tội “bướng”, nhưng Bà cứ mắng vậy thôi chứ cũng nhớ, cũng mong và lo cho mình lắm ý.
Thương Bà!
Với bao lần vào viện tưởng chừng không qua khỏi vì căn bệnh Gan đã từng được mổ thời chiến tranh, nhưng vẫn hay tái phát. Ngày ấy chúng tôi còn nhỏ, nên cũng chỉ nhớ những ngày Bà nằm viện, Ba mẹ đi chăm sóc Bà để mấy anh em tự chăm nhau ở nhà. Rồi những đêm đang ngủ cạnh Bà, thấy bà rét run người, tôi giật mình gọi toáng mẹ, mẹ tôi lại đi hái lá cúc tần + cám gạo rang lên đánh gió và để Bà cầm cho ấm người, nhưng chẳng ăn thua gì cả, vẫn thấy Bà rét run. Thương thêm những ngày trời đổi gió, chân Bà lại đau, dáng đi tập tễnh của Bà vẫn cứ đi đi lại lại từ nhà trên xuống nhà bếp để làm việc nhà. Bà là người chịu khó nên không bao giờ ngồi yên, cứ dành làm hết việc cho con, cho cháu hoặc dọn dẹp cất cái này, di chuyển cái khác cho gọn nhà …
Thương Bà!
Những năm mẹ mình ốm nặng, mẹ đi viện mình Bà ở nhà tự ăn uống ở cái tuổi 90. Cả nhà cũng sốt ruột nên có những ngày Bác về với bà vài ngày để Bà vui, nhưng tôi hiểu Bà không buồn mà luôn lo lắng cho bệnh tật của mẹ tôi. Những ngày mẹ nằm viện, tất cả tập trung vào mẹ nên cũng ít có thời gian chăm sóc Bà, thay vào đó Bà lại là người chăm sóc mẹ tôi khi ở viện về. Thương Bà ở tuổi 90 lại cơm nước, giặt quần áo cho con gái như những năm đầu đời của một đứa con vì mẹ tôi bị liệt. Cũng thật may mắn mấy năm mẹ tôi ốm nặng, sức khỏe của Bà lại tốt hơn, Bà chỉ ốm vặt chứ không nặng như trước nữa. Phải chăng vì tình thương con, đã tiếp sức để Bà khỏe hơn?
Rồi một ngày mùa đông lạnh giá!
Hơn 1h sáng có điện thoại, mình sợ điện thoại gọi trong đêm khuya lắm vì luôn linh tính có điều gì không lành. Đầu dây bên kia giọng nghẹn ngào “Con ơi, Bà mất rồi”. Tôi đứng tim và lặng người, cứ thế nước mắt tuôn không ngừng, tôi chỉ muốn lao về thật nhanh, nhưng lúc đó Bill mới được mấy tháng nên đành phải chờ trời sáng mới về. Sáng ra, sắp xếp đồ đạc để về với Bà mà lòng tôi buồn rũ, bước vào sân, nhìn vào nhà, Bà vẫn nằm đó trên chiếc giường hai bà cháu vẫn ôm nhau ngủ mỗi lần tôi về. Bà vẫn nằm trong chiếc màn ấy mà sao tôi không được lao vào ôm, không được nghe “uh, cháu về đấy à? ăn cơm chưa? Hay có ăn cơm không?”. Tôi không được ôm Bà, không được nghe tiếng Bà, không được khóc mà chỉ ngồi lặng bên cạnh nhìn Bà chìm vào giấc ngủ thiên thu rất an lành.
Nhớ bóng dáng Bà, nhớ giọng nói và nụ cười của Bà, 5 năm trôi qua, nhưng lúc nào tôi cũng nhớ đến Bà, hình ảnh Bà luôn bên cạnh. Bà luôn trong trái tim của chúng tôi dù ngày tháng qua đi hôm nay và mãi mãi sau này.
Bà kính yêu ơi! Chúng con luôn nhớ đến Bà, chúng con sẽ sống thật tốt, hòa thuận, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để gia đình mình luôn tràn ngập tiếng cười và hạnh phúc!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét